Dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các dạng thuốc thang và các dạng bào chế khác của thuốc Đông y, thuốc từ Dược liệu
Chăm sóc sức khỏe

Tên khoa học: 

  • Cimicifuga sp. - Ranunculaceae

Mô tả: 

  • Cây thảo, sống lâu năm, cao độ 1-1,3m, lá kép hình lông chim, lá chét thuôn, có chỗ khía và có răng cưa, đầu nhọn. Hoa tự hình chùm. Trục hoa tự mang nhiều hoa màu trắng, có cuống.
  • Cây Thăng ma mọc ở miền núi thuộc các tỉnh Thiểm Tây, Tứ Xuyên và các vùng đông bắc Trung Quốc.

Thu hái, sơ chế:

  • Vào mùa xuân, thu. Đào hái về, cắt bỏ thân mầm, phơi hoặc sấy khô.

Bào chế:

  • Ngâm nước khoảng 1 giờ, bỏ vào nồi, đậy kín, ủ 1 đêm, thái thành phiến, phơi khô dùng hoặc tẩm mật sao qua rồi dùng.

Mô tả dược liệu:

  • Củ hình dài, phân nhiều nhánh thành đốt, dài 20-30cm, đường kính 1,6-3,3cm. Mặt ngoài mầu nâu đen, nhám, không phẳng, trên mặt có mấy vân hoa như màng võng, chung quanh còn để lại rễ nhỏ, chất cứng. Cạnh dưới lồi lõm, có vết của rễ tơ. Rễ nhẹ nhưng cứng chắc, khó bẻ, vết bẻ không thẳng, có tính chất sợi, mầu trắng vàng nhạt hoặc mầu xanh vàng. Không mùi, vị hơi đắng nhưng chát.

Tính vị: 

  • Vị ngọt, cay, tính mát

Quy kinh:

  • Vào kinh Đại trường, Phế, Tỳ, Vị

Thành phần chủ yếu:

  • Có chất đắng là Cimitin, có chứa một ít ancaloit, salicylic acid, sebum acidum.

Tác dụng:

  • Thanh nhiệt giải độc, thăng dương, tán phong nhiệt.

Chủ trị: 

  • Trị chứng dịch thời khí, nhức đầu ở vùng trán, đau cổ họng lên ban sởi, sang lở, tiêu chảy kéo dài, phụ nữ băng huyết, bạch đái.

Liều dùng:

  • 1,5 - 9g

Kiêng kỵ:

  • Âm hư hỏa vượng, trên thực dưới hư không nên dùng .
  • Thăng ma có tính mát, nếu tỳ vị hư yếu, nên dùng chung với các vị có tính ấm để dưỡng tỳ vị.

 

TRỢ GIÚP 024.38643360 024.38643360 mp@mediplantex.com