Dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các dạng thuốc thang và các dạng bào chế khác của thuốc Đông y, thuốc từ Dược liệu

Tên tiếng Việt: 

·        Cỏ mần trầu, Thanh tâm thảo, Màng trầu, Co nhả hút (Thái), Hất trớ lậy (K'ho), Rday (K'dong), Cao day (Bana), Hang ma (Tày), Hìa xú san (Dao)

Tên khoa học:

·        Cynosurus indica L. - Eleusine indica (L.) Gaertn.

Họ:

·        Poaceae

Chăm sóc sức khỏe

Tên tiếng Việt: 

·        Cỏ mần trầu, Thanh tâm thảo, Màng trầu, Co nhả hút (Thái), Hất trớ lậy (K'ho), Rday (K'dong), Cao day (Bana), Hang ma (Tày), Hìa xú san (Dao)

Tên khoa học:

·        Cynosurus indica L. - Eleusine indica (L.) Gaertn.

Họ:

·        Poaceae

Công dụng:

·        Hạ nhiệt, chữa sốt, lợi tiểu, hạ huyết áp, dị ứng khắp người mẩn đỏ; còn chữa viêm gan vàng da, viêm thận, mụn nhọt (cả cây).

 Mô tả cây

·        Cỏ sống hằng năm, rễ khoẻ, mọc thành cụm, thân mọc thẳng hoặc mọc bò, cao chừng 10-60cm. Lá mềm, hình dải, dài 10-30cm, rộng 3-7mm, bẹ lá có lông. Cụm hoa mọc thành bông, gồm 5 đến 7 bông mọc ở ngọn và có đến 2 bông khác mọc thấp hơn trên cán hoa, trông giống như những ngón tay. Mùa hoa vào hạ và thu. Quả thuôn dài gần như 3 cạnh, dài 1,5mm.

 Phân bố, thu hái và chế biến

·        Cỏ mần trầu mọc hoang ở bãi cỏ, vệ đường ở khắp nước ta. Còn mọc ở Campuchia Lào, Trung Quốc và các nước nhiệt đới và á nhiệt đới khác. Gia súc hay ăn, còn dùng để làm thuốc (toàn cây). Mùa thu hái gần như quanh năm.

Thành phần hóa học

·        Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu về hoạt chất chữa bệnh. Có tác giả thấy trong cỏ mần trầu có axit xyanhydric, tuy nhiên trâu bò và súc vật ăn không thấy có hiện tượng trúng độc.

Công dụng và liều dùng

·        Cỏ mần trầu là một vị thuốc dùng trong nhân dân. Người ta coi mần trầu là một vị thuốc mát, có tác dụng chữa sốt, làm cho ra mồ hôi, chữa sốt rét. Còn có tác dụng làm cho mát gan. Gần đây có người dùng cỏ mần trầu chữa huyết áp cao có kết quả. Ngày dùng 60-100g cỏ khô, hoặc 300-500g cỏ tươi.

TRỢ GIÚP 024.38643360 024.38643360 mp@mediplantex.com