Tên khác:
- Đậu ván trắng
Thuộc họ :
- Đậu
Mô tả :
- Dây leo, dài 4-5m, sống nhiều năm nhưng thường chỉ trồng 1 năm. Thân hình trụ, hơi có lông. Lá kép, mọc so le, có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan, hình thoi cụt đầu hoặc tù ở gốc, có mũi nhọn, ngắn, dài 5-8cm, rộng 3,5-6cm, mặt trên không lông, mặt dưới có ít lông ngắn, gân gốc 3, cuống lá kép có rãnh, dài 5-7cm, lá kèm rụng sớm, lá kèm nhỏ hình chỉ. Cụm hoa hình chùm, mọc thẳng đứng ở kẽ lá hoặc đầu cành, trên cuống dài 15-25cm, gồm nhiều hoa mầu trắng, thơm.Hoa khá to, thơm, màu trắng hay tím xếp thành chùm ở nách, mỗi mấu có 3 hoa. Quả đậu ngắn, rất dẹt dài 6cm và rộng 2cm, gốc thuôn hẹp, đầu cụt nghiêng có mũi nhọn, cong, mầu lục nhạt, một mép sần sùi. Hạt 4-5 nằm ngang, trắng, vàng, nâu hay đen tùy thứ, dài 8mm, rộng 5-6mm, có mồng ở mép.
Mùa hoa vào tháng 4-5, mùa quả: tháng 9-10.
Địa lý:
Được trồng khắp nơi, ở nông thôn hay trồng nó leo lên cây sung hoặc hàng rào gìan hoa. Các tỉnh trồng nhiều là Bình Định, Bình Thuận, Đồng Nai, Sông Bé.
Bộ phận dùng: Hạt: Dùng thứ hạt già, mập, chắc chắn, màu trắng ngà, nhẵn, không mốc mọt, không lép, là tốt. Thứ hạt đen không dùng.
Mô tả dược liệu:
Bạch biển đậu hạt hình trứng tròn, hai bên trái phải hơi dẹt. Dài khoảng 3,5-4 phân, rộng khoảng 3,5 phân, dày khoảng 2 phân, vỏ hạt màu trắng ngà, có khi có chấm đen, nhẵn, hơi bóng, ở mép có cạnh tù màu trắng nổi lên đó là mầm rốn hình lưỡi liềm dài khoảng 3-4 phân. Bóc đi bỏ hạt có nhân hạt màu vàng sữa, vị nhạt, khi nhai có mùi vị đặc biệt của loài đậu.
Thành phần hoá học :
- Trong biển đâu có chừng 22,70% chất protein, 1,8% chất béo, 57% cacbon hydrat, 0,046% canxi, 0,052% photpho, 0,001% chất sắt. Ngoài ra còn có men tyrosinaza, vitamin A ,B, C và nhiêu vitamin B1, axit xyanhydric. Trong protein của biển đậu , người ta thấy có nhiều axit amin như trytophan, acginin, lyzin và tyrozin.Trong biển đậu còn có protit, vitamin B1,và C1, caroten, đường sacaroza, glucoza, stachyoza, maltoza và raffinoza. Ngoài ra còn có axit pipecolic và phytoagglutinin.
Tính vị, tác dụng :
- Theo lý luận đông y bạch biển đậu có vị ngọt, hơi ôn, không độc, vào hai kinh tỳ và vị, chỉ tả lỵ, phiền khác.
Công dụng :
- Dùng chữa các chứng đau bụng, xích bạch đới, giải độc, trúng độc do nhân ngôn. Một tác giả đời đường nói ăn bạch biển đậu bổ ngũ tạng, chữa nôn oẹ, ăn luôn tóc không bạc. Ngày dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Đơn thuốc theo kinh nghiệm dân gian:
1. Trị lở ngứa:
Biển đậu gĩa nát, đắp vào chổ vảy rụng
2.Trị bụng đau, thổ tả vào mùa hè do nội thương thử thấp:
Bạch biển đậu 12g, Hậu phác 8g, Hương nhu 12g. Sắc uống
3. Trị tiêu chảy do Tỳ hư:
Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo mỗi thứ 1280g, Liên nhục, Ý dĩ nhân, Sa nhân, Cát cánh mỗi thứ 640g, Bạch biển đậu 960g, Tất cả tán bột, mỗi lần uống 12g, ngày 2-3 lần, uống với nước sắc Đại táo
4. Trị tiểu đường, khát nước:
Bạch biển đậu, ngâm nước, bỏ vỏ, nghiền nhỏ, trộn với mật ong và nước sắc của Thiên hoa phấn làm viên bằng hạt Ngô đồng, lấy kim bạc bọc ngoài làm áo, mỗi lần uống 20-30 viên với nước sắc Thiên hoa phấn, ngày 2 lần. Cữ thức ăn nóng, chiên xào, rượu, đàn bà. Sau đó dùng tiếp thuốc tư bổ thận
5. Trị trúng độc Nhân ngôn, Thạch tín:
Biển đậu sống tán, trộn lấy nước uống
6. Trị sinh non (bán sản):
Bạch biển đậu 20g, Bạch mao căn 30g, Bạch truật 8g, Bán hạ 8g, Nhân sâm 8g, Sinh khương 20g, Tỳ bà diệp (bỏ lông) 8g. Tán bột, uống mỗi lần 8g
7. Trị nôn mửa, lỵ, do thương thử:
Bạch biển đậu 16g, Hoắc hương 8g. sắc uống, hoặc chỉ dùng 30 hạt Bạch biển đậu gĩa lấy nước uống cũng được
8. Trị trúng độc của cá nóc, cá, cua, say rượu gây bụng đau, tiêu chảy:
Bạch biển đậu 30 hạt gĩa nát lấy nước uống
9. Trị máu thiếu, da vàng:
Bạch biển đậu 12g, Bố chính sâm 12g, Hạt keo dậu 6g, Hoài sơn 12g, Mẫu lệ 6g, Ô tặc cốt 6g, Ý dĩ 6g. Sắc uống
Liều dùng: Dùng từ 8-12g
Kiêng kỵ :
- Người đang bị chứng thương hàn hoặc người ngoại tà cấm dùng.
- Trường vị có trệ không dùng.