Long Nhãn
Chăm sóc sức khỏe
Long Nhãn
Giới thiệu:
- Cây nhãn cao 5-7m. Lá rườm rà, vỏ cây xù xì, sắc xám, nhiều cành, nhiều lá um tùm, xanh tươi luôn, không hay héo và rụng như lá các cây khác. Lá kép hình lông chim, mọc so le gồm 5 - 9 lá chét hẹp dài 7-20cm, rộng 2,5 - 5cm. Mùa xuân vào các tháng 2 - 3 - 4 có hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành hay kẽ lá, đài 5 - 6 răng, tràng 5 - 6, nhị 6 - 10, bầu 2 - 3 ô. Quả có vỏ ngoài màu vàng xám, hầu như nhẵn (chỉ có một ô của bầu phát triển thành quả, các ô kia tiêu giảm đi). Hạt đen nhánh có áo hạt trắng bao bọc.
Thu hái, chế biến:
- Mùa hạ, thu, hái quả nhãn đã chín, cùi dày, ráo nước đem phơi nắng to hoặc sấy nhẹ ở nhiệt độ 40-50oC đến khi lắc quả có tiếng kêu lóc cóc, mang ra bóc vỏ, lấy cùi đã nhăn vàng, rồi sấy ở 50 - 60oC đến khi nắm mật không dính tay (độ ẩm dược liệu dưới 18%) thì bỏ ra, tách rời từng cùi một. Chú ý giữ vệ sinh khi bóc cùi và khi sấy, phơi. Chùm quả trước khi phơi hoặc sấy có thể nhúng nước sôi 1-2 phút.
Mô tả dược liệu:
- Cùi quả nhãn dày mỏng không đều, rách nứt theo thớ dọc, màu vàng cánh gián hay màu nâu, trong mờ, một mặt nhăn không phẳng, một mặt sáng bóng, có vân dọc nhỏ, thường thấy cùi kết dính (dài 1,5 cm, rộng 2-4 cm, dầy chừng 0,1 cm). Thể chất mềm nhuận, dẻo dai, sờ không dính tay. Mùi thơm nhẹ, vị ngọt đậm.
Tính vị:
- Vị ngọt, tính ôn.
Quy kinh:
- Vào kinh tâm, tỳ.
Thành phần hóa học:
- Vitamin A, B1, B2, C; adenine, choline, glucose, sucrose
Công năng:
- Bổ ích tâm tỳ, dưỡng huyết, an thần.
Công dụng:
- Làm thuốc bổ, trị chứng trí nhớ bị sút kém, hay quên, mất ngủ, hay hốt hoảng, tâm thần hồi hộp mệt mỏi, thiếu máu.
Cách dùng, liều lượng:
- Ngày dùng 9 - 18g. Dạng thuốc sắc hay cao lỏng.
Bảo quản:
- Đóng gói trong các thùng kín, để nơi khô mát.
Kiêng kỵ:
- Âm hư nội nhiệt không dùng.
- Phế nhiệt có đàm không dùng.
TRỢ GIÚP
024.38643360
024.38643360
mp@mediplantex.com