Tên gọi khác:
- Cây khủ khởi, Câu kỷ.
Tên khoa học:
- Lycium sinense Mill., họ Cà (Solanaceae).
Chăm sóc sức khỏe
Tên gọi khác:
- Cây khủ khởi, Câu kỷ.
Tên khoa học:
- Lycium sinense Mill., họ Cà (Solanaceae).
Mô tả:
- Là vỏ rễ của cây Câu kỷ,một loại cây bụi nhỏ, cao 0,5-1,5m, cành nhỏ, cong và ngả xuống, có khi dài tới 4m, thỉnh thoảng có gai thẳng, dài 5 cm, màu vàng xám mọc ở kẽ lá. Lá mọc so le hay tụ tập 3-5 lá thành vòng ở một điểm, cuống ngắn 2-6mm. Phiến lá hình mác, đầu lá và phía cuống của lá đều hẹp, hơi nhọn, dài 2-6cm, rộng 0,6-2,5cm mép lá nguyên. Hoa nhỏ, màu tím nhạt, mọc riêng lẻ hay gồm 2-3 cái ở kẽ lá, có ống ngắn hơn cánh hoa. Quả mọng, hình trứng dài 0,5-2cm, đường kính 4-8mm, khi chín màu đỏ sẫm hoặc vàng đỏ, nhiều hạt nhỏ hình thận, dẹt, dài 2-2,5mm. Mùa hoa tháng 6-9, mùa quả tháng 7-10.
Thu hái, sơ chế:
- Thu hoạch vào đầu xuân và cuối thu. Đào lấy rễ, rửa sạch, bóc lấy vỏ, phơi hoặc sấy khô. Hoặc rửa sạch rễ, cắt thành từng đoạn 6-12 cm, dùng dao rạch đến gỗ, cho vào đồ, vỏ rễ bong ra, lấy vỏ đem phơi hoặc sấy khô.
Phần dùng làm thuốc: Vỏ rễ.
Mô tả Dược liệu:
- Là phần vỏ rễ cây Câu Kỷ ,dạng cuộn hình lòng máng hay hình ống, hoặc hai lần hình ống. Mặt ngoài màu vàng đất hay vàng nâu, có những đường nứt dọc ngang, có lớp bần dễ bong. Mặt trong màu trắng hay vàng xám có nhiều đường vân dọc, đôi khi còn sót một ít gỗ. Chất nhẹ, giòn, dễ bẻ. Mặt bẻ lởm chởm. Mặt cắt ngang, có lớp bần phía ngoài, lớp phía trong màu trắng xám. Mùi thơm hơi hắc, vị lúc đầu hơi ngọt, sau hơi đắng. Loại phiến lớn không có lõi là tốt. Vỏ to dầy, sắc vàng lại có đốm trắng nhiều lõi là loại xấu.
Bào chế:
- Sau khi cắt thành từng đoạn ngắn bằng nhau, sắc nước Cam Thảo ngâm một đêm rồi vớt ra sấy khô (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận).
- Chọn vỏ không còn lõi, rửa sạch, xắc nhỏ phơi khô dùng sống, có khi tẩm rượu sấy qua (Trung Dược Học).
Công năng:
- Lương huyết, trừ cốt chưng, thanh phế, giáng hoả.
Công dụng:
- Âm hư, sốt về chiều, cốt chưng, đạo hãn, phế nhiệt ho, nục huyết, nội nhiệt tiêu khát.
Tính vị:
- Vị ngọt, Tính lạnh.
Quy kinh:
- Vào kinh Phế, Can Thận, Tam tiêu.
Tác dụng của Địa cốt bì:
+ Trị chứng hư nhiệt,lao nhiệt
+ Trị trẻ em viêm phổi,viêm phế quản
+ Trị bệnh cao huyết áp
+ Bệnh tiểu đường
+ Trị chai chân
Cách dùng, liều lượng: Ngày 6 - 12g, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Kiêng kỵ:
- Ngoại cảm phong hàn phát sốt cấm dùng. Tỳ Vị hư hàn cấm dùng.
Bảo quản:
- Để nơi khô ráo, không nên chất nặng lên tránh bẹp nát.
Chú ý:
- Hiện nay trên thị trường sử dụng vị thuốc Hương gia bì (Periploca sepium Bge.) dưới tên Địa Cốt Bì. Một số địa phương dùng vỏ rễ cây Đại thanh (Bọ mẩy) với tên Địa cốt Bì nam.
TRỢ GIÚP
024.38643360
024.38643360
mp@mediplantex.com