Dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các dạng thuốc thang và các dạng bào chế khác của thuốc Đông y, thuốc từ Dược liệu

Tên gọi khác:  kim cúc

Tên khoa học: Flos Chrysanthemi

Chăm sóc sức khỏe

Tên gọi khác:  kim cúc

Tên khoa học: Flos Chrysanthemi

Mô tả cây thuốc:

 Là cây thảo sống hằng năm, sống dai. Thân cứng, phân nhánh. Lá đơn, mọc cách. Phiến lá hình trứng, đỉnh nhọn. Cụm hoa đầu cô độc ở nách lá hay ngọn cành, các đầu ở gần ngọn thường họp thành dạng ngù. Đầu hình cầu, đường kính 1-1,5 cm. Lá bắc hình trứng, màu xanh, rìa mỏng. Đế cụm hoa hình nón màu xanh, lấm tấm các lỗ cạn. Đầu có hai loại hoa: hoa cái hình lưỡi 18-25 hoa xếp một vòng ở ngoài; hoa lưỡng tính hình ống rất nhiều ở trong. Hoa hình lưỡi màu vàng; đài tiêu giảm dạng vòng gờ nhỏ màu trắng ở đỉnh bầu. Quả bế dài khoảng 1 mm, vỏ quả mỏng, 1 hạt, không nội nhũ.

Phân bố: 

Ở Việt Nam, Cúc hoa vàng có nhiều ở Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội và một số tỉnh khác ở phía Bắc. Cây ưa sáng và ưa ẩm, thường được trồng với mục đích sản xuất dược liệu. Cây ra hoa nhiều hàng năm, hiếm có hạt. Mùa hoa quả: tháng 10-3.

Thu hái:

Cuối mùa thu, đầu mùa đông, khoảng tháng 9 – 11, khi hoa nở. Cắt cả cây, phơi khô trong chỗ râm mát rồi ngắt lấy hoa. Hoặc chỉ hái lấy hoa, phơi hoặc sấy khô là được.

Bộ phận dùng làm thuốc: Hoa khô (Flos Chrysanthemi). Loại hoa đóa nguyên vẹn, mầu tươi sáng, thơm, không có cành, cuống, lá, là loại tốt.

Bào chế:

+ Lúc hoa mới chớm nở, hái về, phơi nắng nhẹ hoặc phơi trong râm, dùng tươi tốt hơn.

+ Muốn để được lâu thì xông hơi Lưu hoàng 2-3 giờ, thấy hoa chín mềm là được, rồi đem nén độ một đêm, thấy nước đen chảy ra, phơi khô cất dùng.

Bảo quản:

Dễ mốc, sâu mọt. Để nơi khô ráo, xông Diêm sinh định kỳ. Không nên phơi nắng nhiều vì mất hương vị và nát cánh hoa, biến mầu, không được sấy quá nóng. Chỉ nên hong gió cho khô, dễ bị ẩm.

Mô tả dược liệu: 

Vị thuốc Cúc hoa vàng là hoa khô bên ngoài có mấy lớp cánh hoa như hình lưỡi, cánh dẹt, ở giữa có nhiều hoa hình ống tụ lại. Bên dưới có tổng bao do 3 – 4 lớp phiến bao chắp lại. Mùi thơm mát, vị ngọt, hơi đắng (Dược Tài Học).

Tính vị:

+ Vị đắng, tính bình (Bản Kinh).

+ Vị ngọt, không độc (Biệt Lục).

+ Vị đắng mà ngọt, tính hàn (Thang Dịch Bản Thảo).

+ Vị ngọt, đắng, tính bình, hơi hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Vị ngọt, đắng, tính hơi hàn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách

Quy kinh:

+ Vào kinh Phế, Tỳ, Can, Thận (Lôi Công Bào Chích Luận).

+ Vào kinh Phế, Can, Tỳ (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Vào kinh Phế, Can, Thận (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

TÁC DỤNG:

+ Cúc hoa có tác dụng Dưỡng huyết mục (Trân Châu Nang).

+ Khứ ế mạc, minh mục (Dụng Dược Tâm Pháp).

+ Sơ phong, thanh nhiệt, minh mục, giải độc (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Thanh tán phong nhiệt, bình can, minh mục, thanh nhiệt, giải độc (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Chủ trị: Cúc hoa trị chóng mặt, đầu đau, mắt đỏ, hoa mắt các chứng du phong do phong nhiệt ở Can gây nên, nặng một bên đầu (Đông Dược Học Thiết Yếu).

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ:

+ Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc Cúc hoa, trong thí nghiệm, có tác dụng ức chế tụ cầu trùng vàng, Liên cầu trùng dung huyết Bêta, Lỵ trực trùng Sonnei, trực trùng thương hàn (Trung Dược Học).

+ Điều trị huyết áp cao: Nước sắc Cúc hoa cho 46 người bệnh huyết áp cao hoặc bệnh xơ mỡ động mạch. Chỉ trong vòng 1 tuần lễ các chứng đầu đau, chóng mặt, mất ngủ có cải thiện, 35 người trở lại huyết áp bình thường. Trên 10-30 ngày sau những triệu chứng còn lại tiến triển tốt (Chinese Hebral Medicine).

+ Bạch cúc hoa có tác dụng ức chế phần nào các loại nấm ngoài da (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

 

 

 

TRỢ GIÚP 024.38643360 024.38643360 mp@mediplantex.com