Dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các dạng thuốc thang và các dạng bào chế khác của thuốc Đông y, thuốc từ Dược liệu
Chăm sóc sức khỏe

Tên khoa học: 

  • Polygonatum odoratum (Mill.) Druce - Convallariaceae

Giới thiệu:

  • Cây thảo cao 20-50 cm. Thân có gốc, phía dưới trần, phía trên mang lá mọc so le hướng lên trên về cùng một phía của thân, hầu như không cuống, có gân không phân nhánh đồng qui. Hoa thuôn, mọc thõng, riêng lẻ hay từng đôi trên cùng một cuống, ở nách những lá phía trên, về phía kia của thân so với lá. Mỗi hoa có 3 lá đài, 3 cánh hoa dính nhau thành một ống màu trắng, viền xanh. Quả mọng tròn, đen - lam, chứa 3-6 hạt vàng có chấm sáng. Cây sống dai do có thân rễ, hàng năm cho ra nhánh khi sinh ở chồi ngọn và khi nó rụng đi để lại vết sẹo như vòng trên thân rễ. Hoa tháng 4-6, quả tháng 8-10.
  • Ở nước ta, cũng gặp cây Ngọc trúc mọc hoang ở nơi ẩm ướt hay trong rừng miền núi.

Thu hái, sơ chế:

  • Thu hái vào mùa thu, đào thân rễ về rửa sạch, cắt bỏ rễ con, đem phơi héo, hay đồ qua rồi lăn cho mềm, phơi cho khô.

Mô tả dược liệu:

  • Dược liệu hình trụ tròn, hơi dẹt, ít phân nhánh, dài 4 – 18 cm, đường kính 0,3 -  1,6 cm. Mặt ngoài màu trắng hơi vàng hoặc hơi vàng nâu, trong mờ, có vân nhăn dọc và vòng đốt tròn hơi lồi, có vết sẹo của rễ con, dạng điểm tròn, màu trắng và vết thân dạng đĩa tròn. Chất cứng giòn hoặc hơi mềm, dễ bẻ gẫy, mặt bẻ có tính chất sừng. Mùi nhẹ, vị hơi ngọt, nhai có cảm giác nhớt dính.

Tính vị: 

  • Vị ngọt, tính bình

Quy kinh:

  • Vào kinh Phế và Vị

Công năng:

  • Dưỡng âm, nhuận táo, sinh tân, chỉ khát.

Chủ trị: 

  • Trị ho khan, họng khô miệng khát, sốt nóng âm ỉ về đêm, mồ hôi trộm, vị âm hư gây kém ăn, khó tiêu, hoặc vị nhiệt gây ăn nhiêu chóng đói.

Cách dùng, liều lượng:

  • Ngày dùng 6 - 12 g,dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ: 

  • Người dương suy âm thịnh, tỳ hư đờm thấp không nên dùng.

Bảo quản:

  • Để nơi khô, thoáng mát, tránh mốc, sâu mọt.
TRỢ GIÚP 024.38643360 024.38643360 mp@mediplantex.com